CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Khi mang thai, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hơn, vì nếu trong thời gian này bạn bị viêm lợi hoặc các bệnh về răng miệng khác, bạn sẽ dễ bị chảy máu răng, tệ hơn bị buộc phải sử dụng thuốc tê và kháng sinh khi nhỗ răng sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và của thai nhi. Vậy làm sao để chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai một cách tốt nhất, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Do đâu mà phụ nữ mang thai dễ gặp các vấn đề về răng miệng?

Trên thực tế, những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục.  Khi thai nhi được từ 24 – 25 tuần là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Và “sự hy sinh đầu tiên” cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

 

 

Chế độ ăn uống nhiu tinh bt và đường, thường xuyên ăn vt khiến mảng bám, cao răng dễ hình thành gây sâu răng cao hơn.

 

 

Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang thai, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng.

2. Cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai

Bạn vừa nhìn thấy hai vạch trên que thử thai ! Vậy bên trong cơ thể bạn các loại hoóc-môn đang có sự thay đổi đáng kể sẽ làm cho bạn bị ợ chua, bị nôn trong mấy tháng đầu, dịch axít trong dạ dày lưu lại trên răng dễ gây sâu răng… Sau mỗi lần như vậy, bạn nên dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước.

 

 

Thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ thay đổi thói quen ăn uống, thường xuyên ăn vặt, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy bạn cố gắng hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, ăn uống đầy đủ các chất đặc biệt là canxi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, chất béo vừa phải.

 

 

Điều quan trọng là luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt. Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. Bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng trước khi đánh. Thay đổi nội tiết cũng làm cho lợi dễ bị viêm và chảy máu, làm nhiều người sợ không dám đánh răng, như thế sẽ làm cho tình trạng này càng trầm trọng hơn. Bạn có thể đánh răng nhẹ nhàng sau đó súc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh.

 

 

Khi mắc phải bất cứ bệnh lý gì trong quá trình mang thai, bạn nên đi khám và thôngbáo cho bác sĩ biết mình đang mang thai ở giai đoạn nào để được điều trị với phát đồ phù hợp nhất. Tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc, nhất là không nên sử dụng tetracycline, vì thuốc này sẽ làm cho răng con bạn sau này có màu nâu hoặc đen.

 

 

Khám răng định kỳ 3 tháng/lần tại các trung tâm nha khoa để nha sĩ thăm khám kỹ lưỡng, kịp thời phát hiện những bệnh lý răng miệng mà bạn đang gặp phải và có phương pháp điều trị thích hợp, tránh để bệnh nặng hơn.

 

Việc chăm sóc răng miệng cho bà bầu là hết sức quan trọng vì nó chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến cháu bé sau này. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các mẹ, các chị biết cách chăm sóc răng miệng thật tốt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.