6 cách giảm đau răng khôn giảm đau nhanh cực kì hiệu quả

Đau răng khôn gây nên sự nhức nhối cho phần đa mọi người. Bước qua độ tuổi trưởng thành, phần lớn mọi người đều phải nếm trải một lần cảm giác đau răng khôn. Cơn đau răng khôn thường kéo dài khiến bạn không thể ăn uống, sinh hoạt một cách bình thường. Chưa kể là nó còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề khác. Vì thế mà bài viết này sẽ chỉ bạn 6 cách giảm đau răng khôn giúp giảm đau nhanh cực kì hiệu quả.

1. Tình trạng đau răng khôn

Đau răng khôn không còn quá xa lạ với phần đa mọi người. Thế nhưng không phải ai đau răng khôn cũng giống nhau. Mỗi người sẽ có những dấu hiệu đau khác nhau, các dấu hiệu đó thường sẽ là:

Đau nhức nhối: Triệu chứng hầu hết mọi người thường gặp khi mọc răng khôn. Xuất hiện đau nhức ở răng khôn, cả hàm răng, má và có thể đau tới hai bên thái dương, đầu, cổ. Tùy vào mỗi người mà có thể đau âm ỉ hoặc là đến mức nhức nhối. Gây cản trở cho quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Sưng tấy: Khi bị đau răng khôn có thể dẫn đến nướu bị sưng tấy, to lên, hoặc bạn sẽ cảm thấy hơi nóng. Điều này là do việc bị viêm trong quá trình mọc răng khôn của bạn.

Gia tăng tiết nước bọt: Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi mọc răng khôn. Nước bọt sẽ được tiết ra nhiều hơn, làm sạch vùng xung quanh răng khôn và giúp giảm đau.

Sốt: Trong quá trình mọc răng khôn rất dễ xảy ra viêm nhiễm, cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để đối phó với tình trạng viêm nhiễm. Lúc này bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hơn, thậm chí là lên cơn sốt.

2. Nguyên nhân gây đau răng khôn

Răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi từ 16 – 25, đây là độ tuổi hàm răng đã phát triển hoàn chỉnh, nướu đã cứng hơn. Đây cũng chính là những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đau răng khôn:

2.1. Đau răng khôn khi bắt đầu mọc

Răng khôn thường bắt đầu mọc khi nướu đã cứng, việc mọc sẽ đâm xuyên qua nướu gây đau nhức dữ dội. Một số trường hợp xương hàm phát triển, không có đủ vị trí cho răng khôn mọc bình thường. Răng khôn mọc sẽ chen lấn, xô đẩy với các răng bên cạnh. Điều này sẽ gia tặng sự đau nhức trong suốt quá trình mọc răng khôn. Cơn đau khi mới mọc răng khôn này còn có thể gây nhức nhối kéo dài. Khiến bạn khó ăn uống hay thậm chí là mất ngủ.

Bạn có thể lựa chọn dùng thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, muốn cơn đau nhức hết hoàn toàn thì bạn phải đợi quá trình mọc răng khôn kết thúc hoàn toàn.

2.2. Răng khôn bị sâu

Răng khôn thường được ví như răng khó vệ sinh và dễ sâu, thường sẽ được các bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn. Bởi cách mọc của răng khôn không đối xứng với răng đối diện, khuất vào trong hay mọc ngầm một phần dưới nướu. Bạn thường khó vệ sinh một cách kĩ càng được và dễ hình thành sâu răng.

Bạn có thể cảm nhận cơn đau nhức, khó chịu do sâu răng khôn gây ra. Đôi lúc nó còn có thể gây sưng khu vực má và đau đầu, đau cổ. Đặc biệt, cơn đau này còn có thể gia tăng thì cắn đồ ăn, ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

3. 6 cách giảm đau răng khôn hết nhanh vè hiệu quả

Súc miệng bằng nước muối ấm: Một trong những cách giúp giảm đau răng khôn là súc miệng với nước muối ấm. Bạn nên súc miệng tầm 2-3/lần mỗi ngày.

Sử dụng lá bạc hà: Bạn xay nhuyễn lá bạc hà rồi ép lấy nước, sau đó dùng bông gòn thấm nước bạc hà rồi bôi trực tiếp lên vùng răng khôn.

Thực hiện chườm nóng: Bạn lấy khăn nóng hoặc khăn bọc trứng gà nóng chườm phía ngoài vùng má có mọc răng khôn. Điều này sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến vùng đó và lành thương nhanh hơn. Tốt nhất nên thực hiện chường vài lần một ngày để đạt hiệu quả cao.

Dùng chanh tươi giảm đau: Dùng bông gòn thấm vào nước cốt chanh và bôi trực tiếp vào vùng đau răng 2 lần/ngày. Chanh có tính chất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, có thể giảm viêm nhiễm và sưng tấy vùng đau răng khôn.

Dùng trà túi lọc: Sau khi pha trà xong bạn có thể giữ lại túi trà và bỏ vào tủ lạnh. Sau đó lấy túi trà đặt trực tiếp vào miệng nơi bị đau răng khôn. Chất tanin có trong túi trà có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, sẽ có hiệu quả trong việc giảm đau răng.

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Bạn cũng có thể ra nhà thuốc mua thuốc giảm đau để giảm đau răng khôn. Nhưng tốt nhất bạn không nên lạm dụng thuốc mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về đau răng khôn và 6 cách để giảm đau răng hiệu quả. Mong rằng bài viết có thể mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn!

Xem thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên thực hiện nhổ răng?