Khi nào cần thực hiện trám răng? Quy trình cụ thể

Sâu răng sau một thời gian không được điều trị kịp thời thì lỗ sâu càng ngày càng lớn. Bắt buộc chúng ta phải tiến hành trám răng nếu không muốn mất răng. Hơn nữa, với những trường hợp vỡ mẻ răng, răng thưa cũng có thể được khắc phục nhờ trám răng. Phương pháp trám răng không phải là kĩ thuật quá khó, thế nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện đúng kĩ thuật, quy trình. Cùng Nụ Cười Việt tham khảo bài viết dưới đây để biết khi nào cần thực và quy trình cụ thể của trám răng nhé!

1. Trám răng là gì?

Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là một kĩ thuật nha khoa không quá khó. Sử dụng những vật liệu nhân tạo, vật liệu sứ để bù khuyết lại phần mô răng bị thiếu, vỡ mẻ do sâu răng kéo dài, hoặc do bị chấn thương gây vỡ mẻ răng. Trám răng cũng có thể được thực hiện đối với trường hợp răng thưa không quá lớn.

Hiện nay, trám răng là một những dịch vụ nha khoa được sử dụng nhiều nhất. Bởi mức chi phí không cao và tác dụng mang lại cực kì lớn. Thực hiện trám răng không những khôi phục chức năng ăn nhai còn có thể khôi phục tính thẩm mỹ. Mang lại cho bạn một nụ cười khỏe đẹp, sử dụng bền lâu.

Tất nhiên, với mức chi phí không quá cao, trám răng không thể có tác dụng sử dụng mãi mãi. Một số trường hợp miếng trám bị tróc ra sau thời gian sử dụng. Lúc này tại các địa chỉ nha khoa uy tín sẽ có chương trình bảo hành đối với miếng trám của bạn.

2. Khi nào cần thực hiện trám răng?

Hẳn trong chúng ta, mỗi người đều biết đến trám răng là gì. Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng cần thực hiện trám răng. Thông thường, trám răng sẽ được sử dụng cho các trường hợp sau:

2.1. Răng sâu cần trám răng

Răng sâu sau một thời gian khắc khắc phục, điều trị sẽ tạo thành các lỗ hổng trên răng. Theo sự lớn dần của lỗ hổng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu. Cần thực hiện trám răng càng sớm càng tốt, tránh trường hợp lỗ sâu quá to gây nhiễm trùng và mất răng. Có thể xem những biểu hiện của việc sâu răng để phát hiện sớm và thực hiện trám răng càng sớm càng tốt:

  • Thường xuyên xuất hiện tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt.
  • Răng hay đau nhói bất chợt không lí do.
  • Trên răng xuất hiện những lỗ hổng to, nhỏ.
  • Bề mặt răng đổi màu, xuất hiện các mảng màu đen, nâu hoặc trắng.
  • Đau răng khi cắn đồ ăn vào vị trí răng đó.

Trường hợp bạn xuất hiện các triệu chứng trên, cần thực hiện thăm khám tại nha khoa để trám lại các lỗ hổng trên răng. Phục hồi lại chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng. Tránh trường hợp sâu răng trở nên nặng hơn gây nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

2.2. Răng bị vỡ mẻ

Vỡ mẻ răng là trường hợp không ai mong muốn, thế nhưng vì một vài sự cố sẽ khiến bạn bị chấn thương, vỡ mẻ răng. Khi vết nứt răng, vỡ mẻ không quá lớn, không tổn thương đến phần gốc răng thì có thể thực hiện phương pháp trám răng. Quy trình sẽ không khác lắm với trám răng sâu, vật liệu trám sẽ bù khuyết cho vị trí răng vỡ mẻ. Từ đó giúp bạn có lại hàm răng khỏe đẹp như trước.

2.3. Răng thưa

Với một số trường hợp, răng bị thưa không nhất thiết phải niềng răng. Có thể thực hiện trám răng đối với những khoảng thưa răng dưới 2mm. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoảng cần trám và tiến hành trám răng kẽ thưa cho bạn.

Còn với những trường hợp kẽ thưa lớn hơn 2mm thì thường các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác như niềng răng và bọc răng sứ.

3. Quy trình trám răng

Thông thường, tại các cơ sở nha khoa uy tín quy trình trám răng sẽ được thực hiện với đầy đủ các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra về chỗ răng cần trám. Và tư vấn một số loại vật liệu trám phù hợp để bạn lựa chọn.

Bước 2: Cạo vùng sâu răng: Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để cạo sạch thức ăn thừa và vôi răng. Sau đó tiếp tục dùng mũi khoan chuyên dụng để tạo hình xoang trám răng, mài bỏ đi các vùng răng bị sâu răng làm hư hại. Quá trình này rất quan trọng vì nếu không mài bỏ sạch sâu trên răng thì rất có thể sẽ tiếp tục bị sâu răng bên dưới lớp trám.

Bước 3: Trám răng: Bạn sẽ được súc miệng lại với nước rồi bắt đầu quá trình trám răng. Bác sĩ sẽ bỏ vật liệu trám vào vùng xoang trám. Sau đó dùng đèn laser để đông cứng lại vật liệu trám. Thời gian chiếu đèn sẽ kéo dài từ 30s – 1 phút, đông cứng vật liệu trám nhờ phản ứng quang trùng hợp.

Bước 4: Chỉnh sửa lại: Sau khi đã trám răng xong các bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại vùng trám răng. Mài đi các bề mặt thô, kiểm tra lại khớp cắn và đánh bóng để không gây cộm khó chịu cho bạn.

Trên đây là một số thông tin về trám răng và quy trình để trám răng. Mong rằng nó có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc răng miệng của mình.

Đọc thêm: Cạo vôi răng và những thông tin nhất định phải nhớ