Niềng răng bị viêm nướu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trong suốt thời gian niềng răng, mọi người thường có nguy cơ cao sẽ mắc phải nhiều bệnh lí răng miệng. Trong đó, bệnh lí thường gặp nhất chính là niềng răng bị viêm nướu. Điều này một phần gây ra sự khó chịu và lo lắng dành cho những bạn gặp phải. Vậy nguyên nhân nào gây ra viêm nướu khi niềng răng, cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng Nụ Cười Việt theo dõi bài viết để được giải đáp thắc mắc nhé!
1. Nguyên nhân gây viêm nướu khi niềng răng
Nướu (lợi) là một phần của niêm mạc miệng, bao bọc quanh răng và xương ổ răng. Chức năng của nó là nâng đỡ răng và giúp răng đứng vững ở đúng vị trí. Viêm nướu là một bệnh lí về nướu với biểu hiện nướu sẽ bị viêm, sưng đỏ hoặc chảy máu. Là một bệnh lí răng miệng không quá nặng có thể điều trị được từ sớm. Nhưng nếu không tiến hành điều trị, viêm nướu có thể phát triển thành viêm nha chu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây mất răng ở người lớn tuổi.
Thông thường mọi người sẽ dễ bị viêm nướu khi niềng răng. Và tình trạng này chính là do các nguyên nhân sau đây:
1.1. Vệ sinh răng miệng sai cách gây viêm nướu khi niềng răng
Một trong những khó khăn khi niềng răng đó chính là việc vệ sinh răng miệng. Các khí cụ như mắc cài, dây cung,... dễ mắc lại thức ăn, khó khăn cho việc vệ sinh. Lâu dần sẽ tích tụ vi khuẩn gây bệnh lí răng miệng. Trường hợp bạn niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign thì không cần phải lo lắng vấn đề này.
Một số trường hợp khác vì muốn vệ sinh kĩ mà đánh răng mạnh hoặc dùng bàn chải đánh răng cứng cũng có thể làm trầy xước và tổn thương lợi. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây viêm lợi.
1.2. Chế độ ăn uống không khoa học
Nghe có vẻ vô lí nhưng chế độ ăn uống không khoa học cũng là một nguyên nhân gây viêm lợi khi niềng răng. Bởi ở các khoảng thời gian siết răng, đeo khí cụ có thể khiến chúng ta khó chịu, có cảm giác chán ăn. Không ăn uống được đầy đủ gây thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin C, canxi. Gây suy giảm hệ miễn dịch tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Dần dần hình thành nên tình trạng sưng, viêm nướu.
1.3. Sai kĩ thuật niềng răng
Niềng răng là một kĩ thuật khó, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Muốn thực hiện niềng răng thì bác sĩ phải có đủ trình độ, kinh nghiệm lâu năm mới có thể thực hiện. Với một số trường hợp niềng răng mà tay nghề bác sĩ kém sẽ gây viêm lợi khi niềng răng. Thậm chí, niềng răng sai kĩ thuật còn có thể gây lệch lạc nặng hơn, tiêu xương, bật chân răng và các biến chứng nguy hiểm khác.
2. Ảnh hưởng của việc niềng răng bị viêm nướu
Nếu bạn bị viêm nướu khi niềng răng mà tiến hành điều trị sớm thì sẽ không ảnh hưởng quá nặng. Ngược lại, nếu bạn không sớm điều trị thì có thể đối mặt với những ảnh hưởng sau:
Viêm nướu không được điều trị khiến vi khuẩn ngày càng phát triển mạnh hơn. Dần dần hình thành nên hôi miệng nặng nề. Hôi miệng sẽ cản trở quá trình giao tiếp hàng ngày. Dần dần khiến bạn trở nên tự ti, ngại giao tiếp, khép kín với mọi người.
Tình trạng đau nhức, sức viêm kéo dài gây chán ăn, không thèm ăn. Đặc biệt là các món nóng, lạnh, cay,... gây nhức nhối, khó chịu. Ăn không ngon miệng, không cung cấp đủ dinh dưỡng lâu dần sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất đi niềm vui, tinh thần bị ảnh hưởng.
Viêm nướu khi niềng răng lâu ngày không chữa trị sẽ phát triển thành viêm nha chu. Hậu quả nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng cấu trúc răng, tụt nướu và có thể gây mất răng.
Viêm lợi không điều trị còn có thể gây các biến chứng về tiêu xương hàm, răng dễ lung lay và có thể rụng bất cứ lúc nào. Quá trình niềng răng sẽ không thể tiếp tục. Thêm vào đó là phải bỏ thêm thời gian và chi phí để khắc phục các biến chứng.
3. Cách khắc phục cực hiệu quả khi niềng răng bị viêm nướu
Trường hợp nếu bạn bị viêm nướu khi niềng răng, hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị. Tiến hành chữa trị càng sớm thì sẽ tránh được các biến chứng nặng nề. Đồng thời, quá trình niềng răng sẽ không bị ảnh hưởng.
Nếu bạn chỉ bị viêm lợi nhẹ, bác sĩ sẽ kiểm tra và tẩy sạch các mảng bám trên răng và đường viền nướu để loại sạch vi khuẩn gây bệnh. Với mức độ viêm nặng hơn thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc kháng viêm, điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.
Nếu bạn bị viêm nướu nặng, bị tụt nướu lộ chân răng thì sẽ ưu tiên điều trị bệnh rồi mới niềng. Bởi lúc này nướu không còn ôm sát chân răng, tiếp tục niềng rất dễ làm rụng răng. Bác sĩ sẽ xem xét điều chỉnh lực siết răng, sau đó là tiến hành ghép mô nướu để đảm bảo tính thẩm mỹ. Sau khi điều trị dứt điểm viêm nướu sẽ có thể tiếp tục niềng răng.
Để phòng tránh tình trạng niềng răng bị viêm nướu, ngay từ đầu bạn cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, quy trình vệ sinh kĩ càng và đúng cách. Bên cạnh đó là lựa chọn nha khoa uy tín với bác sĩ có tay nghề tốt để giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh lí răng miệng khi niềng răng.