Răng hô: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Răng hô là tình trạng răng không quá xa lạ hiện nay. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ khuôn mặt mỗi người. Ngoài ra, nó còn gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, giao tiếp mỗi ngày. Việc điều trị răng hô vẩu sẽ mang lại sự hài hòa khuôn mặt. Tuy nhiên, điều trị hiệu quả hay không còn dựa vào nguyên nhân của việc hô đó. Tham khảo bài viết để nắm nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

1. Răng hô là gì?

Răng hô là tình trạng răng hàm trên bị chìa ra phía trước, không mọc thẳng một cách bình thường. Răng khi chìa ra phía trước có mức độ hô nhẹ và hô nặng. Với mức độ hô nhẹ răng chỉ chìa một chút ra phía trước. Không xác định được khi nhìn bình thường, cần thăm khám bởi bác sĩ để xác định răng hô. Răng hô nặng là trường hợp có thể nhận biết bằng mắt thường. Răng chìa ra phía trước hơn rất nhiều, thậm chí không khép được miệng.

Khi hàm răng của bạn chìa ra phía trước, mất sự cân xứng khuôn mặt, vấn đề lớn nhất có lẽ là tính thẩm mỹ. Vì khuôn miệng, khuôn cằm và đường nét khuôn mặt bị lệch, tính thẩm mỹ sẽ giảm. Thêm vào đó, việc giảm tính thẩm mỹ còn làm bạn mất đi sự tự tin, ngại giao tiếp với mọi người.

Việc răng bị hô còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Và nếu việc răng hô không được điều trị sớm thì sẽ càng ngày càng chìa ra. Cấu trúc xương hàm cũng từ đó mà bị ảnh hưởng, việc ăn nhai gặp khó khăn và là nguy cơ gây nên bệnh khớp hàm thái dương.

2. Nguyên nhân gây nên răng hô

Răng hô có rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

Hô do bẩm sinh: Nếu ba mẹ bị răng hô hoặc một trong hai người bị hô thì con sinh ra rất dễ cũng bị hô. Hoặc ba hoặc mẹ bị hô thì con cũng rất dễ bị hô theo.

Cung hàm hẹp: Một số người có cung hàm rất hẹp, không đủ chỗ cho cả hàm răng mọc bình thường. Vì thế nên xuất hiện tình trạng răng mọc chen chúc, và phần răng cửa có thể bị hô ra.

Thói quen xấu: Tật đẩy lưỡi, mút ngón tay cái thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu thói quen này không được loại bỏ sớm thì có thể hình thành nên răng mọc chìa ra. Dần dần răng sẽ bị hô và thay đổi cấu trúc xương hàm. Ngoài ra, việc duy trì thói quen mút ngón tay còn có thể khiến trẻ dễ gặp các bệnh lí do vấn đề vệ sinh không được đảm bảo.

Hô do hàm: Một số trường hợp răng hô là do tình trạng hàm. Răng vẫn mọc thẳng đứng bình thường, tuy nhiên phần xương hàm lại phát triển quá mức. Vì thế nên răng vẫn sẽ bị chìa ra, tạo thành tình trạng giống như răng hô.

Hô do cả hai trường hợp: Một số trường hợp răng hô là do cả phần hàm và phần răng. Khi muốn điều trị hô do cả hai nguyên nhân thì cần có sự kết hợp trong phương pháp điều trị. Bởi đây là tình trạng nặng nhất của việc hô. Tính thẩm mỹ khuôn mặt cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi việc hô này.

3. Các phương pháp điều trị răng hô

Để việc điều trị răng hô có hiệu quả, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định nguyên nhân của việc hô. Nếu răng hô do răng và hàm thì có thể sử dụng niềng răng hoặc bọc răng sứ để căn chỉnh. Còn nếu răng hô do xương thì phải can thiệp phẫu thuật để căn chỉnh hàm.

3.1. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp khá được yêu thích để căn chỉnh răng hô. Phần răng hô sẽ được mài và chụp các mão sứ lên đó. Từ đó việc hô sẽ được loại bỏ.

Tuy nhiên, phương pháp bọc răng sứ chỉ được áp dụng với các trường hợp răng hô nhẹ. Răng hô nặng thì cần thực hiện phương pháp khác để cải thiện.

3.2. Niềng răng căn chỉnh răng

Phương pháp được lựa chọn nhiều nhất dùng để điều chỉnh răng hô chính là niềng răng. Các nha sĩ sẽ sử dụng dây cung và mắc cài để căn chỉnh răng lại về đúng vị trí. Nếu sử dụng niềng răng Invisalign thì sẽ sử dụng máng trong suốt để căn chỉnh răng.

Thời gian để niềng răng hô trở lại thường sẽ mất khoảng 1-3 năm. Và khi niềng xong bạn sẽ có lại hàm răng chuẩn chỉnh, hoàn hảo.

3.3. Phẫu thuật căn chỉnh hàm

Thường được sử dụng để điều trị răng hô do nguyên nhân hô ở xương. Vì phương pháp niềng hay bọc răng sứ không thể can thiệp vào phần khung xương quá sâu. Bác sĩ sau khi kiểm tra sẽ có chỉ định bạn tiến hành phẫu thuật nếu bạn hô do xương.

Các bác sĩ có chuyên môn sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng để loại bỏ phần xương hàm phát triển bất thường. Từ đó loại bỏ tình trạng hô của bạn.

Việc điều trị răng hô có hiệu quả hay không là dựa vào nguyên nhân của nó. Nếu nguyên nhân hô do răng thì sẽ bọc răng sứ hoặc niềng răng. Còn nếu hô do xương thì sẽ cần phẫu thuật. Trường hợp hô nặng nề do ở cả hai nguyên nhân thì cần kết hợp các phương pháp trong việc điều trị.